Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc cong nghe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tuc cong nghe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

Hứa hẹn của WiMAX 2

Dù đang đối mặt với khó khăn trong cuộc chạy đua 4G với đối thủ LTE, nhưng Liên minh WiMAX vẫn nỗ lực cải tiến công nghệ để giành một số thị trường tiềm năng.


WiMAX và LTE (xem thêm bài viết ID:A0809_126) được coi là 2 công nghệ mạng di động 4G. Trong cuộc đua lên 4G, tuy LTE đã giành ưu thế khi TeliaSonera là nhà khai thác dịch vụ di động (telco) đầu tiên trên thế giới thương mại hóa công nghệ LTE (ID:A1005_86) nhưng các thành viên trong Liên minh WiMAX (wimaxforum.org) đặc biệt là Intel vẫn tiếp tục nỗ lực, cải tiến và phát triển không ngừng để tiếp tục cuộc đua. WiMAX thế hệ thứ 2 (WiMAX Release 2 hay WiMAX 2) ra mắt được cho là "cú phản đòn" của WiMAX Forum với công nghệ LTE.

Nhóm WiMAX Forum khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để phát hành phiên bản WiMAX thế hệ mới nhằm tìm kiếm một hướng đi mới trong thị trường viễn thông ngày càng có nhiều mối cạnh tranh tiềm ẩn, đặc biệt là nguy cơ vuột mất những thị trường béo bở ở các nước có mật độ dân số trẻ, lượng người sử dụng đông như Ấn Độ (một trong 3 nước có dân số đông nhất thế giới) và một số nước đang phát triển khác – khu vực đang tiến lên 3G và có kế hoạch triển khai WiMAX trên diện rộng, số người sử dụng dịch vụ đang tăng nhanh, chủ yếu là điện thoại và Internet.
Các hãng tham gia dự án WiMAX gồm Alvarion, Beceem, GCT Semiconductor, Intel, Motorola, Samsung, Sequans, XRONet, ZTE, tổ chức nghiên cứu Đài Loan, Viện nghiên cứu công nghệ công nghiệp (ITRI - Industrial Technology Research Institute) cùng với WiMAX Forum đang nổ lực đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa tính tương thích giữa các thiết bị WiMAX 2 với mục tiêu chung là tăng tốc độ băng thông di động lên mức 300Mbps.

Song song đó, nhóm làm việc này còn cung cấp nhiều giải pháp cho hơn 100 nhà khai thác Mobile WiMAX trên toàn thế giới. Trong một thông cáo báo chí chung vào tháng 6 vừa qua, Intel cùng các hãng như Samsung, Motorola cho biết các hãng này tham gia vào nhóm mới với tên là WiMAX 2 Collaboration Initiative (Sáng kiến cộng tác WiMAX 2) nhằm thúc đẩy sự phát triển của chuẩn (IEEE 802.16m) và thiết bị công nghệ WiMAX 2. Nhóm sẽ cộng tác với WiMAX Forum (tổ chức công nghiệp chứng nhận và xúc tiến các sản phẩm WiMAX) và dự kiến sẽ đưa ra đặc tả kỹ thuật cuối cùng vào năm 2011 và bắt đầu triển khai thương mại vào năm 2012.
Đặc tả kỹ thuật của WiMAX 2 được xây dựng trên IEEE 802.16m và kế thừa công nghệ WiMAX (IEEE 802.16e) trước đó bằng cách thêm các tính năng mới mà vẫn đảm bảo khả năng tương thích ngược. Đại diện Intel phát biểu trong một cuộc hội nghị với báo giới tại Đài Loan rằng mạng WiMAX 2 có thể sẽ được triển khai trước năm 2012.

Clearwire, một telco lớn tại Mỹ và cũng là đối tác chiến lược của Intel đã thương mại hóa dịch vụ WiMAX và đang lên kế hoạch thử nghiệm WiMAX 2 vào năm tới với hy vọng sẽ triển khai thương mại vào năm 2012. Phụ trách Liên minh WiMAX cho biết thời gian triển khai 802.16m sẽ rút ngắn hơn rất nhiều so với 802.16e trước đây bởi phiên bản mới vẫn kế thừa nhiều tính năng nổi trội sẵn có của WiMAX (trong đó có MIMO, beamforming....) cùng với những kinh nghiệm "xương máu" trong quá trình thương mại 802.16e, thậm chí là cả những kinh nghiệm đúc kết từ LTE.
Kiến trúc WiMAX 2

Điểm cải thiện nổi bật của WiMAX 2 so với WiMAX thế hệ đầu tiên là tốc độ - tốc độ WiMAX 2 lên đến 300Mbps. Ông Shakouri thành viên WiMax Forum cho biết trọng tâm của WiMAX 2 là làm thế nào để có được tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhằm đáp ứng cho tất cả các khách hàng với số lượng người sử dụng ngày một tăng cao.
Đặc tả kỹ thuật của WiMAX 2 hỗ trợ các tính năng nổi bật:

Tương thích ngược: WiMAX 2 đảm bảo khả năng tương thích ngược và cùng tồn tại với chuẩn trước đó. Trạm gốc (BS - Base Station) 802.16m sẽ làm việc với thiết bị đầu cuối 16e và 16m. Những telco đang sử dụng 16e hiện tại sẽ có 2 hướng lựa chọn: chuyển một phần sang 16m hay chuyển tất cả. Kiến trúc khung của 16m có khả năng tồn tại song song với hệ thống 16e.

Băng tần của WiMAX 2: Như chúng ta đã biết, phiên bản WiMAX đầu tiên hoạt động trên các băng tần 2,3GHz, 2,5GHz và 3,5GHz. Phiên bản 1.5 hoạt động trên băng tần 1,7GHz và 2,1GHz. WiMAX 2 hỗ trợ cả 2 dải băng tần của hai phiên bản trước đó.
Đặc tả kỹ thuật của WiMAX 2 hỗ trợ các tính năng nổi bật:

Tương thích ngược: WiMAX 2 đảm bảo khả năng tương thích ngược và cùng tồn tại với chuẩn trước đó. Trạm gốc (BS - Base Station) 802.16m sẽ làm việc với thiết bị đầu cuối 16e và 16m. Những telco đang sử dụng 16e hiện tại sẽ có 2 hướng lựa chọn: chuyển một phần sang 16m hay chuyển tất cả. Kiến trúc khung của 16m có khả năng tồn tại song song với hệ thống 16e.

Băng tần của WiMAX 2: Như chúng ta đã biết, phiên bản WiMAX đầu tiên hoạt động trên các băng tần 2,3GHz, 2,5GHz và 3,5GHz. Phiên bản 1.5 hoạt động trên băng tần 1,7GHz và 2,1GHz. WiMAX 2 hỗ trợ cả 2 dải băng tần của hai phiên bản trước đó.
ập hợp đa sóng mang: Phổ tần linh hoạt được tạo ra thông qua sự phối hợp giữa khả năng đa truy cập OFDMA (Orthogonal Frequency Division Multiple Access) trong hướng tải xuống và tải lên, các kỹ thuật giảm âm (tone dropping) trong OFDMA cũng như sử dụng một hay nhiều thành phần sóng mang vô tuyến (RF – Radio Frequency). Các thành phần sóng mang được tập hợp để tạo nên băng thông truyền dẫn lên đến 100MHz. Việc tập hợp các thành phần sóng mang có thể liên tục hoặc không liên tục trong vùng tần số. IEEE 802.16m hỗ trợ băng thông có độ rộng 5MHz, 10MHz, 20MHz và 40MHz (tùy chọn) với một tập hợp đa sóng mang lên đến 100MHz.

Chất lượng dịch vụ (QoS): QoS là một giao thức quan trọng trong IEEE 802.16m, được sử dụng trong việc phân bổ tài nguyên vô tuyến và lưu lượng theo lịch trình. QoS có thể kiểm soát hướng tải lên. Ngoài ra, WiMAX 2 còn có độ trễ khá thấp, điều này sẽ giúp các dịch vụ VoIP trở nên thông suốt hơn. Người sử dụng sẽ có thể sử dụng dịch vụ ngay cả khi đang di chuyển với tốc độ 350km/giờ.

Hiện thực sản phẩm

WiMAX 2 hiện đang trong quá trình hoàn thiện các đặc tả kỹ thuật và theo lộ trình mà Liên minh WiMAX đưa ra, có lẽ năm sau sẽ có sản phẩm hỗ trợ phiên bản mới này. Hiện tại trên thị trường đã có sản phẩm WiMAX, tuy không nhiều và phong phú như LTE.
Sản phẩm WiMAX băng tần 3,5GHz chính thức được WiMAX Forum cấp chứng nhận và công bố vào năm 2006 và đến nay đã có khá nhiều hãng tham gia sản xuất. Vừa qua, WiMAX Forum tiếp tục công bố các sản phẩm di động hỗ trợ WiMAX tần số 2,3GHz và đến thời điểm này 3 băng tần 2,3GHz, 2,5GHz và 3,5GHZ đều có sản phẩm được cấp chứng nhận.

Trong đó, Samsung là một trong những nhà cung cấp thiết bị Mobile WiMAX đầu tiên được cấp chứng nhận cho sản phẩm hỗ trợ công nghệ anten MIMO tần số 2,3GHz. Ông Woonsub Kim, Phó chủ tịch điều hành kiêm trưởng nhóm kinh doanh hệ thống viễn thông của Samsung cho biết, đây là cơ hội tốt cho Samsung giới thiệu giải pháp Mobile WiMAX tối ưu đến thị trường Ấn Độ. Mobile WiMAX đã thay đổi lối sống của người dân với sức mạnh chưa từng có, giúp mọi người trên toàn cầu tận hưởng Internet di động ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào với một mức giá hợp lý. Đến thời điểm này, Samsung đã có các sản phẩm được cấp chứng nhận ở tất cả 3 băng tần, gồm: MIMO 2,3GHz (tháng 6/2010); 3,5GHz (tháng 2/2009); 2,5GHz (tháng 6/2008) và 2,3GHz (tháng 4/2008). Bên cạnh đó, còn có nhiều hãng khác như Huawei hiện cũng đã có BS DBS3900 WiMAX được cấp chứng nhận (chuẩn 802.16e). Tại CES 2009, các hãng đã trình diễn sản phẩm WiMAX:
Theo WiMAX Forum, đã có hơn 205 sản phẩm Mobile WiMAX được cấp chứng nhận. Hiện tại, có hơn 25 công ty thành viên của WiMAX Forum sản xuất các trạm gốc (BS –Base station) WiMAX và 47 công ty sản xuất và cung cấp thiết bị đầu cuối. WiMAX Forum ước tính sẽ có hơn 1000 sản phẩm Mobile WiMAX thương mại vào năm 2011. Liên minh này cũng có 6 phòng thí nghiệm tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ và 2 phòng thí nghiệm tại Đài Loan (ADT và TTC/CS) sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm để kiểm tra và cấp chứng nhận. Tại Mỹ, Sprint và Clearwire đã triển khai WiMAX và nhóm phóng viên PC World Mỹ đã trải nghiệm dịch vụ hấp dẫn này, mời bạn xem chi tiết tại trang 14.

Việt Nam đã có 5 nhà cung cấp dịch vụ di động là VNPT/VDC, EVN Telecom, FPT Telecom, Viettel và VTC được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thử nghiệm Mobile WiMAX và trong số đó đã triển khai thử nghiệm (VNPT/VDC, EVN Telecom và FPT Telecom). Tuy nhiên, đến nay hầu hết các nhà cung cấp này đều chưa có động thái rõ ràng nào về việc thương mại hóa sản phẩm Mobile WiMAX; tình trạng tương tự đối với Mobile WiMAX 2. Hy vọng, trong tương lai gần, Liên minh WiMAX sẽ có những chính sách thương mại hấp dẫn về Mobile WiMAX 2 để thu hút sự quan tâm của các telco Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới.
Song Minh

Tốc độ của trung tâm dữ liệu thế hệ mới: 40Gb/s và 100Gb/s

Khi công nghệ 10Gbps đang được ứng dụng phổ biến trong các tòa nhà cũng như trung tâm dữ liệu thì các sản phẩm hỗ trợ tốc độ 40Gbps và 100Gbps cũng đang được phát triển và chuẩn hóa, rồi, ứng dụng thực.



Tại sao phải 40Gbps và 100 Gbps?
Giao thức Ethernet tiếp tục những thành công vượt trội trong ngành công nghiệp truyền thông từ tốc độ ban đầu 10Mbps vào năm 1983, khi còn sử dụng cáp đồng trục. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 thập kỷ, tiêu chuẩn này đã được mở rộng cho hệ thống cáp đồng xoắn đôi và cáp quang. Từ đó đến nay, tốc độ truyền dữ liệu không ngừng gia tăng: cứ 3 năm thì tốc độ tăng 10 lần, và đạt đến tốc độ 10 Gbps bằng cáp quang vào đầu thiên niên kỷ này. Tuy nhiên với tốc độ bùng nổ thông tin như hiện nay, 10Gbps không phải là hạn chế cũng như đích cuối cùng của công nghệ. Khi công nghệ 10Gbps đang được ứng dụng phổ biến trong tòa nhà cũng như Data Center trên thế giới và Việt Nam thì các sản phẩm hỗ trợ tốc độ 40Gbps và 100Gbps cũng đang được phát triển và chuẩn hóa, rồi, ứng dụng trong thực tế.
Tốc độ 40Gbps và 100 Gbps là gì?

Tiêu chuẩn quốc tế cho tốc độ 40Gbps và 100Gbps được soạn thảo bởi IEEE là IEEE 802.3ba. Một số tiêu chuẩn khác đã được ban hành cho tốc độ 40Gbps và 100 Gbps trên hệ thống cáp quang là TIA-492AAAC (cáp quang OM3) và TIA-492AAAD (Cáp quang OM4). Khoảng cách truyền dẫn tối thiểu trên trên hệ thống cáp quang đối với tốc độ 40Gbps và 100 Gbps lần lựợt là 10 - 40 km cho cáp quang đơn mốt (Singlemode) và 100 km cho hệ thống cáp quang đa mốt (Multimode). Đối với cáp đồng, khoảng cách tối thiểu đảm bảo tốc độ truyền dẫn là 10 m. Phương tiện truyền dẫn tốc độ 40Gbps và 100 Gbps là hệ thống cáp quang OM3&4 và cáp đồng xoắn đôi.

Hiện nay, hệ thống cáp đồng cho tốc độ 40 Gigabit Ethernet vẫn còn đang trong thời kỳ nghiên cứu dựa trên công nghệ cáp Catergory 7A, trong khi lựa chọn tốt nhất cho khách hàng hiện nay vẫn là các giải pháp cáp đồng 10 Gigabit/s theo chuẩn Category 6A. Để đạt tốc độ 40Gbps trên hệ thống cáp quang, giải pháp này sẽ cần 8 sợi cáp quang đóng vai trò gửi và nhận với tốc độ 10 Gbps trên mỗi sợi cáp quang. Cũng như vậy, với tốc độ 100 Gbps, sẽ cần 20 sợi cáp quang, mỗi sợi cung cấp băng thông truyền hoặc nhận tại tốc độ 10 Gbps.
Khi nào “có” 40Gbps và 100Gbps?
Hiện nay, các sản phẩm cho tốc độ 40 Gbps đã được sản xuất. Hệ thống cáp cấu trúc hiện đã có các sản phẩm cáp quang OM3&OM4 Singlemode và MPO cung cấp băng thông đáp ứng tốc độ tối thiểu 10Gbps. Các thiết bị đáp ứng tốc độ 40 Gbps đã có trên thị trường trong khi sản phẩm cùng loại đáp ứng tốc độ 100 Gbps đã có nơi nhận đặt hàng.

Nơi cần 40Gbps và 100Gbps Ethernet đầu tiên

Đó chính là trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ vốn thường xuyên đối mặt với yêu cầu truyền dẫn dữ liệu với khoảng cách xa trên hệ thống cáp quang Singlemode. Bên cạnh đó, các yêu cầu truyền dẫn các dữ liệu dạng video, hình ảnh, các máy tính hiệu suất cao và nhu cầu ảo hóa cũng yêu cầu tốc độ mạng 40Gbps và 100 Gbps.
Sẵn sàng cho cơ sở hạ tầng cáp

Lời khuyên cho nhà quản trị mạng là hãy lặp đặt hệ thống cáp trục bằng cáp quang OM3&4 và Singlemode để đáp ứng nhu cầu truyền dẫn tốc độ 10 Gbps. Hệ thống mạng nên được thiết kế sử dụng các sợi cáp quang dạng MPO và các cassette trên các tủ network với mật độ sợi quang từ 12 - 24 trên một sợi MPO đầu LC cho các kết nối tới Server và Swich. Khi cần nâng cấp lên tốc độ 40 Gbps, người quản trị mạng chỉ cần làm một thay đổi nhỏ trên hệ thống bằng cách thay các cassette MPO hiện có bằng các cassette truyền dẫn tốc độ cao hơn.

Kết luận

Với phương án thiết kế phù hợp, việc chuyển đổi hệ thống cáp từ 10 Gbps lên 40Gbps sẽ chỉ cần một vài sự thay đổi nhỏ. Trong 3 năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu đầu tư hệ thống cáp 10Gbps cho trung tâm dữ liệu của mình. Sự đầu tư mạnh mẽ nhất diễn ra ở khối ngân hàng, tài chính và viễn thông. Trong khi đó, đa phần các trung tâm dữ liệu khác mới chỉ dừng ở tốc độ 1 Gbps. Câu chuyện lựa chọn hệ thống cáp hiện nay tại Việt Nam hiện vẫn còn xoay quanh các tranh cãi về hệ thống cáp bọc giáp hay không bọc giáp cho tốc độ 10 Gbps. Có một sự thú vị là hai thương hiệu cáp phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là AMP NETCONNECT thuộc tập đoàn Tyco Electronics và Krone thuộc ADC Krone đang đề xuất 2 giải pháp ngược nhau. Trong khi AMP NETCONNECT kiên định phát triển giải pháp cáp bọc giáp thì Krone là thương hiệu đầu tiên đưa ra giải pháp cáp không bọc giáp tốc độ 10 Gbps tiệm cận tiêu chuẩn Cat6A. Với việc Tyco Electronics đã mua ADC Krone vào giữa tháng 7/2010 vừa qua, việc 2 nhà sản xuất này làm thế nào để sắp lại xếp hệ thống sản phẩm của mình sau khi hợp nhất sẽ là chuyện nhỏ nhưng hấp dẫn để theo dõi trong lĩnh vực công nghệ cáp truyền dẫn dữ liệu (các sản phẩm của Tyco tại Việt Nam được cung cấp bởi Công ty TNHH Hệ thống Tin học Viễn thông NDS, www.nds.com.vn).
Nguồn: NDS

Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

AMD sắp ra chip Opteron lõi kép cho máy chủ


Intel có thể cho ra mắt bộ xử lý lõi kép của mình sớm hơn vài ngày. Tuy nhiên, AMD lại cho rằng việc đưa loại chip này ra đúng thị trường "đắc địa" mới là vấn đề đáng quan tâm.

Vào thứ năm tuần tới, AMD sẽ chính thức cho ra mắt ba bộ vi xử lý Opteron lõi kép cho dòng máy chủ. Sau đó 2 tháng, hãng sẽ tung ra thêm 3 dòng chip lõi kép kế tiếp dành cho máy chủ và một cho máy để bàn.

Mặc dù, người mua PC chắc chắn sẽ chưa thể tận dụng hiệu suất vượt trội của chip lõi kép, người dùng máy chủ có thể sử dụng khả năng này ngay tức thì. Các ứng dụng và hệ điều hành cho máy chủ đã được trang bị để chạy với loại CPU mới này của AMD. HP, IBM và một số hãng khác đã đưa loại chip lõi kép Opteron vào hệ thống máy chủ của mình.

CPU lõi kép của hãng Intel ra mắt hôm thứ 2 vừa qua là loại dành cho máy để bàn. Nhưng phải đến đầu năm 2006, chip Xeon lõi kép cho máy chủ mới xuất hiện trên thị trường.

Việc tung ra thị trường loại CPU mới này trùng với sự kiện kỷ niệm năm thứ 2 dòng Opteron xuất hiện. Trước khi có Opteron, thị phần chip máy chủ của AMD gần như chỉ bằng một giá trị sai số. Nhưng hiện tại, 55% trong số top Global 100 công ty hàng đầu thế giới đã cài đặt các máy chủ Opteron (tỷ lệ này cuối năm ngoái là 40%).

Ben Williams, phó tổng giám đốc thương mại của AMD, cho biết: Nhìn tổng thể, Opteron lõi kép nếu so với Opteron lõi đơn (cùng tốc độ) thì hiệu suất xử lý tăng từ 40 đến 70%, còn tuỳ vào từng ứng dụng cụ thể.

Bộ xử lý lõi kép rẻ nhất sẽ có giá tương đương với loại lõi đơn cao cấp nhất. Ví dụ, Opteron 265 lõi kép được bán với giá 851USD (giá cho một nghìn đơn vị). Mức giá này tương đương với Opteron 252 lõi đơn (loại đắt nhất của dòng Opteron 200).

Ông Williams còn cho biết thêm: Khách hàng sử dụng máy chủ thường khá bảo thủ. Tuy nhiên, việc chuyển từ dùng chip lõi đơn sang chip lõi kép không có gì khó khăn. Hai loại CPU này cùng một kiểu đóng gói, lắp được trên cùng loại bo mạch chủ. Do vậy, việc thuyết phục những khách hàng kỹ tính sẽ trở nên đơn giản hơn. Hai chip nhìn khá giống nhau ngoại trừ nhân thứ hai (lõi kép sẽ có kích thước lõi lớn hơn lõi đơn). Và việc chuyển sang dùng bộ xử lý mới này sẽ mau chóng hơn mọi người tưởng.

Tuy nhiên, Ngài Dean McCarron, một nhà phân tích tại trung tâm Mercury Research cho biết: "Phải đến đâu năm tới, Chúng ta mới có thể biết bộ xử lý mới này tác động tới thị trường máy tính ra sao."

Chia sẻ tài nguyên

Loại chip lõi kép của AMD được thiết kế giống như kiểu "chung cư". Tương tự như hai máy tính riêng lẻ chia sẻ chung nguồn tài nguyên. Hai lõi của bộ xử lý được lắp trên cùng một phiến silicon, Mỗi một lõi sẽ có một cache (bộ nhớ đệm) riêng (kiểu thiết kế này khác so với chip Power4 lõi kép của IBM) nhưng chúng sử dụng chung memory controller (kiểm soát bộ nhớ được tích hợp trên lõi bộ xử lý) và đường HyperTransport (Siêu Luồng)

Theo như ông Williams cho biết: Việc tích hợp thêm một lõi nữa sẽ sẽ không dẫn tới hiện tượng "thắt cổ chai". Đường HyperTransport sẽ tăng từ 800MHz lên 1GHz.

3 bộ xử lý Opteron lõi kép mới tên mã Opteron 865, 870 và 875 sẽ có tốc độ lần lượt là 1.8GHz, 2GHz và 2.2GHz. Vào cuối tháng 5, AMD sẽ tung ra loại Opteron 265, 270 va 275 chạy cùng tốc độ như trên. Tuy nhiên điểm khác biệt chỉ ở chỗ, dòng Opteron 800 dành cho máy chủ dùng 4 CPU, còn dòng Opteron 200 sẽ được đóng gói dành cho loại sử dụng một hoặc hai CPU.

Ông Williams cho biết thêm: "Mặc dù, loại chip lõi kép sẽ dần thay thế loại chip một lõi, nhưng AMD sẽ vẫn tiếp sản xuất loại lõi đơn cho tới tận năm 2006. Lý do là ở chỗ, khách hàng vẫn chưa sẵn sàng cho việc nâng cấp này. Bên cạnh đó một số công ty như Oracle vẫn xem bộ xử lý lõi kép là "hai bộ xử lý", Tình huống này sẽ dẫn tới việc gia tăng các phần mềm. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí của khách hàng.

- Trong khi đó, loại chip cho máy để bàn vẫn tiếp tục "ra lò". Nó có tên gọi mới là Athlon 64 X2. AMD sẽ vẫn nhắm tới những khách hàng thường xuyên. Họ vẫn cần loại chip lõi kép để chạy đa nhiệm cùng một lúc. Có vẻ không giống với Intel, AMD vẫn chưa có ý định trang bị lõi kép cho dòng Athlon 64 FX (một dòng chip được dân game ưa chuộng) bởi vì phần lớn các chương trình game không dành cho chip lõi kép.

- Dòng Athlon FX sẽ được trang bị lõi kép hỗ trợ cho game. Tuy nhiên, Việc trang bị này sẽ chủ yếu là hỗ trợ cho dòng FX về xử lý đa nhiệm.

- Tương tự như ở máy chủ, Giá của dòng chip lõi kép dành cho máy để bàn sẽ cao hơn dòng lõi đơn. Giá sẽ giao động trong khoảng giá của Athlon FX (837 USD) và Athlon 64 (giá trên 64 USD).

Dòng Athlon 64 cuối cùng cũng đã có dịp thể hiện hết "sức mạnh" của mình. Microsoft sẽ cho ra mắt chính thức hệ điều hành Window 64-bit tại Hội thảo kỹ thuật phần cứng dành cho hệ điều hành Window WinHEC (Windows hardware engineering conference) vào tháng tới. Loại CPU 64-bit có thể tận dụng xử lý nhiều bộ nhớ hơn loại CPU 32-bit. Mặc dù, Hệ điều hành Linux đã tương thích với việc tính toán 64-bit, xong phần lớn người dùng vẫn tin tưởng vào hệ điều hành Windows hơn.

Khám phá thế giới 3D



3D (Three Dimensions) là công nghệ được xây dựng từ các phần mềm máy tính, giúp cho người sử dụng có thể nhìn hình ảnh trong không gian ba chiều. Các ứng dụng của công nghệ này được sử dụng trong một số lĩnh vực đạt hiệu quả cao như: Y học, xây dựng, kiến trúc, phim, trò chơi... nhưng tại Việt Nam công nghệ này mới được sử dụng phần lớn trong quảng cáo và kiến trúc. Trên thực tế, hiện nay, các chuyên gia đã sử dụng đến công nghệ 4D.

Khi sử dụng 3D, vấn đề nằm ở một tổng thể phần cứng đồng bộ. Khi xử lý trên màn hình máy tính, card màn hình và ram là vấn đề lớn nhất. Khi kết xuất ảnh và film, vi xử lý, bus của mainboard và ram lại rất quan trọng, nếu các yếu tố không đồng bộ sẽ gây chậm, giảm đáng kể cường độ công việc.

Thực chất, để mô phỏng các yếu tố thật sự chính xác vào chương trình, người sử dụng phải có hiểu biết rất tốt về các tính chất vật thể, cường độ ánh sáng thật. Tiếp đến, người dùng sẽ sử dụng kiến thức này vào các bộ Render (thể hiện) để điều chỉnh các thông số sao cho phù hợp nhất. Các bộ render lớn hiện nay phần lớn nằm ở dạng Plugin đi kèm gồm Brazil, Vray, Final Render, Renderman, Metal Ray…

Các điểm ảnh nếu khi kết xuất không có chống rung (anti-aliasing) sẽ gây tình trạng răng cưa. Các chương trình 3D lớn và phổ biến hiện nay đều đã xử lý tốt việc này. Tuy nhiên, thời gian kết xuất sẽ tăng thêm rất nhiều. Độ trơn (Smooth) của vật thể không phải là vấn đề để bàn chung vì nó dính đến từng phần mềm cụ thể, mỗi phần mềm có cách xử lý độ trơn riêng.

Phần mềm 3D thông dụng

Một trong những phần mềm 3D thông dụng nhất thế giới là 3D Studio Max do hãng Discreet sản xuất, thường được sử dụng cho công nghiệp trò chơi điện tử, hoạt hình, film ảnh kỹ xảo. 3ds max thích hợp cho người dùng cá nhân. Thế mạnh của 3ds max là các công cụ dựng hình polygon, có thể sản xuất được những hình ảnh, hoạt hình với số lượng polygon thấp nhưng đạt hiệu quả hình ảnh cao. Nếu bạn bắt đầu học 3D, có 2 lựa chọn tốt nhất là Max hoặc Maya. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Max được sử dụng phổ biến hơn Maya.

Với Maya (do hãng Alias|Wavefron sản xuất), phần mềm này thường được sử dụng trong nền công nghiệp phim ảnh, gần đây cũng bắt đầu thâm nhập vào thế giới trò chơi điện tử. Maya là lựa chọn cho các studio lớn vì hướng mạnh vào các hiệu ứng dynamics và particles cũng như các công cụ dựng hình NURBS với độ mượt rất cao.

Bryce (của Corel) - chương trình mô tả thiên nhiên, tuy không mạnh lắm nhưng khá phổ biến ở Việt Nam. Bất tiện lớn nhất của nó là Render lâu và không (khó) kết xuất với chương trình 3D khác. Poser (do Curiouslabs sản xuất) là chương trình với bộ thư viện có sẵn, việc bạn làm một đoạn phim là hoàn toàn có thể, kể cả khi bạn mới làm quen với 3D.

World Builder (do Digi-Element sản xuất) là chương trình mô tả thiên nhiên mạnh nhất hiện nay, với các đặc tính: Tương tác (cho phép mở file) với Max, Maya, Poser, Lightwave... cực mạnh với hệ thống hạt cho phép giả lập mưa gió. Đặc biệt có phần tương tác đối tượng nước cho phép nước đúng là nước thật. Trong khi đó, MilkShape lại là công cụ tốt nhất để dựng Model *.MDL, có thể thâm nhập và chỉnh sửa tất cả các model của game 3D BSP nào. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình nữa nhưng không phổ biến tại Việt Nam như Rhinoceros, Lightwave, Softimage, Cinema 4D …

Cộng đồng 3D Việt Nam

Đây là tổ chức của những người yêu thích 3D tại Việt Nam. Được thành lập vào ngày 1/11/2003, giới này cùng tạo nên website www.3dvn.com. Hiện nay, 3DVN là trang Web về 3D lớn nhất tại Việt Nam với hơn 5000 thành viên, với lượng lớn tài nguyên và hơn 100 bài hướng dẫn sử dụng các chương trình 3D. Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, số người truy cập vào 3DVN cũng từ 150 người trở lên.

3DVN không chỉ thu hút được sự chú ý của những người học và làm 3D tại các thành phố lớn mà còn thu hút được cả những người quan tâm đến 3D hiện đang học tập và làm việc tại nước ngoài. Sau một năm hoạt động, 3D Việt Nam đã phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh. Chất lượng các thành viên cùng chất lượng các bài viết ngày càng tăng lên.

Đồng thời, tại Gallery của 3DVN cũng có càng nhiều tác phẩm có giá trị. Ngoài ra, 3DVN còn thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng như các cuộc thi, hội thảo về 3D. Tại diễn đàn của website này, thông tin về 3D trở nên phổ biến với hoạt hình 3D, game, các dự án kiến trúc và cả chuyên mục ''Dành cho ai chưa biết gì về 3D''...

Với mục đích hỗ trợ những người học về 3D tại VN, cộng đồng 3D Việt Nam (3DVN) chính thức tổ chức những dự án mang tính cộng đồng nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không gian 3 chiều trong các lĩnh vực của cuộc sống.

Được biết, trong năm 2005, cộng đồng này sẽ triển khai một số dự án trọng tâm: Ứng dụng 3D trong kiến trúc để tái hiện và bảo tồn các di sản văn hoá Việt Nam; Phim hoạt hình ngắn của 3DVN; Xây dựng bộ từ điển 3D của Việt Nam và Engine 3D và 1 game 3D online. Qua các dự án này của 3DVN, ngoài kiến thức thu được về kĩ thuật, công nghệ, những người trực tiếp tham gia sẽ có được cái nhìn tổng quan về quy trình làm việc chuyên nghiệp, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực tham gia, và quan trọng hơn đó là kinh nghiệm làm việc theo nhóm, một kĩ năng rất cần thiết cho công việc của mỗi người. Sản phẩm từ những dự án sẽ là phần đóng góp của các thành viên cộng đồng 3DVN cho xã hội và là 1 cách tự thể hiện mình của mỗi người cũng như của cả cộng đồng 3DVN.

Sau hơn một năm hoạt động, cuối cùng 3DVN đã có được một nơi để gặp gỡ, một trụ sở trong lúc ban đầu này... Với hình thức kết hợp, quán cafe 3D đầu tiên tại Hà Nội ra đời, với mục đích là nơi gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ của những người cùng yêu thích 3D. Quán có thiết kế đẹp mắt và rất ấn tượng với số tranh trang trí gồm hơn 40 bức bao gồm những tác phẩm từ Gallery của 3DVN cũng như những tác phẩm "kinh điển" của 3D thế giới. Ngoài ra, quán còn có một cái tên độc đáo, Align (tại số 18C Chả Cá/26 Lãn Ông), tên một lệnh khá phổ thông trong đồ hoạ cũng như trong 3D.

Mới đây, cộng đồng 3D Việt Nam đã tổ chức hội thảo 3D và các ứng dụng trong kiến trúc tại trường Đại học Kiến trúc, với sự hợp tác của 3DVN, Câu lạc bộ KT trẻ ĐHKT và Cafe 3D Align. Hội thảo lần này tập trung vào vấn đề ứng dụng của 3D trong kiến trúc nhằm giải đáp các thắc mắc của người học 3D về các vấn đề liên quan đến kiến trúc. Trong kiến trúc, 3D được ứng dụng để xây dựng các mô hình phối cảnh nội, ngoại thất. Nhờ đó, KTS cũng như khách hàng có thể hiểu thêm về công trình. Hơn nữa, với công nghệ 3D trong kiến trúc, các KTS còn có thể tạo ra các đoạn film diễn hoạ kiến trúc...

Mua bán, chuyển nhượng tên miền .vn: Nên hay không nên?


Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đang chuẩn bị hoàn thành dự thảo xây dựng quy định giải quyết tranh chấp tên miền .vn (VNDRP). Đây là văn bản rất quan trọng và được mong đợi khi số lượng tên miền .vn tính đến đầu tháng 4.2005 đã vượt qua con số 10 nghìn và "dân số Internet" tại VN đã xấp xỉ 7 triệu người.

Những ý kiến trái ngược...

Trong Quyết định 92/2003/QĐ-BBCVT (QĐ 92) ngày 26.5.2003 ban hành kèm theo "Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet" ghi rõ: "Nghiêm cấm việc chuyển nhượng, cho thuê, bán lại tài nguyên Internet (trong đó có tên miền .vn - PV) dưới bất kỳ hình thức nào". Khi dự thảo VNDRP được khởi động, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên điều chỉnh một số quy định trong các văn bản trước như việc mua bán, chuyển nhượng tên miền (TM).

Những ý kiến này dựa trên lập luận rằng TM là một tài nguyên tương tự như đất đai. Chủ thể được quyền sử dụng và chuyển nhượng đất, vậy tại sao TM lại không được chuyển nhượng? Một luồng ý kiến khác hướng tới việc đa dạng trong quản lý TM: Những TM được chuyển nhượng tự do (.com.vn), TM chuyển nhượng nhưng phải đáp ứng các điều kiện nhất định (.edu.vn, .int.vn) và loại không thể chuyển nhượng (.gov.vn).

Bên cạnh đó, quy định cấm chuyển nhượng TM đã bộc lộ những hạn chế khi xảy ra quá trình chia tách, giải thể, sát nhập của chủ thể đăng ký TM (Cty, doanh nghiệp, tổ chức...). Khi đó TM không được chuyển giao. Như vậy, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt thòi về mặt duy trì danh tiếng.

TM là tài nguyên quốc gia. Tuy nhiên, các TM lại có giá trị rất khác nhau, từ vài USD đến hàng triệu USD và nên được coi là một loại tài sản của chủ đăng ký. Tại VN, dù QĐ 92 cấm việc chuyển nhượng, mua bán TM nhưng việc rao bán TM vẫn diễn ra công khai trên một số website. Tại raobandomain.com, bên cạnh vô số những TM .com, .net được rao bán (sieuthimetro.com - 10.000USD; vitinhcu.com - 5.000USD), vẫn lác đác thấy những TM .vn được chào mời. TM bat dongsan.com.vn được rao với giá 5.000USD, raovatdtdd.com.vn giá 50USD, dream.com.vn và time.com.vn - giá rao tới... 300.000USD (ảnh)...

Ràng buộc của môi trường pháp lý

Không thể phủ nhận nhu cầu chuyển nhượng, mua bán TM. Tuy nhiên, khả năng cho phép việc này là điều khó có thể xảy ra trong dự thảo VNDRP. Luật sư Bạch Thanh Bình - Văn phòng Luật sư Phạm & Liên danh, đơn vị ký hợp đồng tư vấn cho dự án VNDRP cho biết: "Quy định không cho phép chuyển nhượng, mua bán TM .vn dựa trên nguyên tắc TM đăng ký để sử dụng chứ không phải kinh doanh, để ngăn chặn từ đầu trường hợp đăng ký xí chỗ rồi bán lại với giá cao (đầu cơ TM). Tôi nghĩ rằng trong điều kiện hiện nay khi hệ thống chế tài chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, quy định này là phù hợp. Tại thời điểm quá độ, đôi khi cần phải áp dụng những biện pháp hành chính cứng rắn". Thạc sĩ Võ Thanh Lâm - Vụ phó Vụ Pháp chế Bộ Bưu chính Viễn thông cũng chia sẻ quan điểm này: "Chưa nên cho phép việc mua bán, chuyển nhượng TM tại thời điểm này".

Tuy nhiên song song với việc không cho phép chuyển nhượng, mua bán TM, các cơ quan chức năng sẽ phải đối mặt với tình trạng buôn bán TM có thể là công khai như nêu trên hay một hình thức khác kín đáo hơn.

Trong khi chờ quy định mới hoàn tất, việc giải quyết tranh chấp TM tiếp tục được thực hiện theo QĐ 92. Theo đó, VNNIC là cơ quan nhận yêu cầu giải quyết. VNNIC khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thoả thuận giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên không tự thoả thuận được, VNNIC xem xét quyết định trên các cơ sở hiện hành của pháp luật. Nếu quyết định của VNNIC không được các bên đồng ý, tranh chấp sẽ phải chuyển lên cơ quan tài phán. Gần đây cách giải quyết thông qua thương lượng vẫn được coi là phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất.

Tuấn Anh

Asus công bố Window Mobile PDA A626 slim

Asus công bố Window Mobile PDA A626 slim

Asus A626 sử hệ điều hành Window Mobile, bề dày 1.57-centimeter, màn hình cảm ứng anti-glare QVGA 3.5" và vỏ máy làm bằng hợp kim thép không rỉ.

Cấu hình máy sử dụng chip Intel XScale 312MHz, Windows Mobile 5.0, 128MB Flash ROM, 64MB of RAM, tích hợp WiFi / Bluetooth 2.0+EDR, microphone. 2 loa tweeters tích hợp và khả năng playback file WMV WMA và MP3 cung cấp cho người dùng 1 môi trường multimedia di động. A262 còn được sử dụng như 1 Bluetooth remote cho các buổi báo cáo, giới thiệu hoặc điều khiển các thiết bị giao tiếp bluetooth khác.

[Theo PocketPC]