Thị trường đã diễn biến theo đúng như các dự đoán từ năm 2009, tính năng di động sẽ ngày càng được nhiều người dùng quan tâm hơn đồng nghĩa máy tính xách tay, máy tính bảng đã gia tăng thị phần đáng kể.
Năm 2010, máy tính xách tay ngày càng mạnh hơn cũng như rẻ tiền hơn (nếu xét theo yếu tố hiệu năng/ giá thành). Do đó, dường như phân khúc máy tính để bàn chia ra thành hai mảng rõ rệt:
- Bình dân và tầm trung.
- Nhu cầu đặc biệt cao cấp.
Bài này sẽ tập trung vào hai đối tượng chính là người dùng bình dân - tầm trung (chiếm số lượng rất lớn).
Với máy tính để bàn, song song với yếu tố thương hiệu được đặt tầm quan trọng lên hàng đầu, các yếu tố phụ ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Dung lượng lưu trữ ngày càng lớn cũng là một trong những lý do khiến giá thành bộ nhớ RAM giảm theo chu kỳ. Người dùng sẽ bị bối rối, phân vân lựa chọn giữa nền tảng cũ và mới, cùng xu hướng tích hợp hay không tích hợp đồ họa.
Chọn gì ở phân khúc bình dân?
Tại phân khúc này, người dùng vẫn sẽ trung thành với các lựa chọn cho nền tảng Intel LGA775 cũ kỹ khi mà xét về giá thành ít có sản phẩm khác có thể so kè cũng như sức mạnh tổng thể đủ sức cho các công việc văn phòng, giải trí nhẹ. Trong khi đó, với AMD, người dùng có thêm nhiều lựa chọn mới dù rằng về cơ bản không có quá nhiều sự khác biệt về sức mạnh cũng như giá thành so với năm 2009. Một hệ thống mới hoàn toàn cho các hai nền tảng AMD hay Intel sẽ có mức giá xoay quanh 6.000.000 VNĐ (đã bao gồm VAT, màn hình LCD 18.5", các phụ kiện như bàn phím, chuột, loa,...)
- Với Intel, lựa chọn hợp lý nhất là một mainboard (bo mạch chủ) sử dụng chipset Intel G41 và hỗ trợ bộ nhớ DDR3, một CPU dòng E5xxx hay E6xxx sẽ rất hợp lý để tận dụng mức giá đang giảm mạnh theo chu kỳ của DDR3.
- Với AMD, mainboard sử dụng chipset AMD785G hoặc 880G khá hợp lý với chip đồ họa tích hợp ATI HD4200 mạnh mẽ, đủ sức cho giải trí nhẹ với game hoặc phim HD . Và tất nhiên, bạn nên chọn mainboard sử dụng socket (đế cắm) AM3 nhằm tận dụng tốt hơn sức mạnh của bộ nhớ DDR3. Một CPU Athlon II X2 2xx đủ mạnh cho các tác vụ văn phòng.
- Các thành phần khác: màn hình LCD ngày càng rẻ so với trước đây, chi phí cho mỗi diện tích khung hình hiển thị đã giảm đi nhiều. Tương tự là ổ cứng hay bộ nhớ DDR3. Với hệ thống bình dân, người dùng nên chọn kích thước 18.5" thay vì 15.6" như tư vấn của một số cửa hàng vì giá thành chênh lệch không nhiều. Ổ cứng 500GB cho giá thành trên mỗi GB dữ liệu khá tốt, nhưng bạn cũng có thể chọn loại 320GB SATA2, thích hợp hơn loại 160GB. Với bộ nhớ DDR3, bạn nên mua ngay hai thanh 1GB thay vì một thanh 2GB hay 1GB vì sẽ tận dụng ngay sức mạnh của tính năng bộ nhớ kênh đôi. Với Windows 7 thì 2GB bộ nhớ RAM mới đủ cho hệ thống hoạt động mượt mà.
Các lưu ý:
1. Không nên nghe lời tư vấn chọn loại LCD 15.6" vì kích thước này nhỏ, không phù hợp cho sử dụng nhiều trong thời gian dài, cũng như khả năng giải trí không đủ tốt.
2. Không nên chọn một thanh 2GB và hứa hẹn sau này nâng cấp sau. Sau một năm sử dụng, việc tìm kiếm đúng loại bộ nhớ RAM để chạy chế độ kênh đôi là rất rất khó khăn.
Năm 2010, máy tính xách tay ngày càng mạnh hơn cũng như rẻ tiền hơn (nếu xét theo yếu tố hiệu năng/ giá thành). Do đó, dường như phân khúc máy tính để bàn chia ra thành hai mảng rõ rệt:
- Bình dân và tầm trung.
- Nhu cầu đặc biệt cao cấp.
Bài này sẽ tập trung vào hai đối tượng chính là người dùng bình dân - tầm trung (chiếm số lượng rất lớn).
Với máy tính để bàn, song song với yếu tố thương hiệu được đặt tầm quan trọng lên hàng đầu, các yếu tố phụ ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Dung lượng lưu trữ ngày càng lớn cũng là một trong những lý do khiến giá thành bộ nhớ RAM giảm theo chu kỳ. Người dùng sẽ bị bối rối, phân vân lựa chọn giữa nền tảng cũ và mới, cùng xu hướng tích hợp hay không tích hợp đồ họa.
Chọn gì ở phân khúc bình dân?
Tại phân khúc này, người dùng vẫn sẽ trung thành với các lựa chọn cho nền tảng Intel LGA775 cũ kỹ khi mà xét về giá thành ít có sản phẩm khác có thể so kè cũng như sức mạnh tổng thể đủ sức cho các công việc văn phòng, giải trí nhẹ. Trong khi đó, với AMD, người dùng có thêm nhiều lựa chọn mới dù rằng về cơ bản không có quá nhiều sự khác biệt về sức mạnh cũng như giá thành so với năm 2009. Một hệ thống mới hoàn toàn cho các hai nền tảng AMD hay Intel sẽ có mức giá xoay quanh 6.000.000 VNĐ (đã bao gồm VAT, màn hình LCD 18.5", các phụ kiện như bàn phím, chuột, loa,...)
- Với Intel, lựa chọn hợp lý nhất là một mainboard (bo mạch chủ) sử dụng chipset Intel G41 và hỗ trợ bộ nhớ DDR3, một CPU dòng E5xxx hay E6xxx sẽ rất hợp lý để tận dụng mức giá đang giảm mạnh theo chu kỳ của DDR3.
- Với AMD, mainboard sử dụng chipset AMD785G hoặc 880G khá hợp lý với chip đồ họa tích hợp ATI HD4200 mạnh mẽ, đủ sức cho giải trí nhẹ với game hoặc phim HD . Và tất nhiên, bạn nên chọn mainboard sử dụng socket (đế cắm) AM3 nhằm tận dụng tốt hơn sức mạnh của bộ nhớ DDR3. Một CPU Athlon II X2 2xx đủ mạnh cho các tác vụ văn phòng.
- Các thành phần khác: màn hình LCD ngày càng rẻ so với trước đây, chi phí cho mỗi diện tích khung hình hiển thị đã giảm đi nhiều. Tương tự là ổ cứng hay bộ nhớ DDR3. Với hệ thống bình dân, người dùng nên chọn kích thước 18.5" thay vì 15.6" như tư vấn của một số cửa hàng vì giá thành chênh lệch không nhiều. Ổ cứng 500GB cho giá thành trên mỗi GB dữ liệu khá tốt, nhưng bạn cũng có thể chọn loại 320GB SATA2, thích hợp hơn loại 160GB. Với bộ nhớ DDR3, bạn nên mua ngay hai thanh 1GB thay vì một thanh 2GB hay 1GB vì sẽ tận dụng ngay sức mạnh của tính năng bộ nhớ kênh đôi. Với Windows 7 thì 2GB bộ nhớ RAM mới đủ cho hệ thống hoạt động mượt mà.
Các lưu ý:
1. Không nên nghe lời tư vấn chọn loại LCD 15.6" vì kích thước này nhỏ, không phù hợp cho sử dụng nhiều trong thời gian dài, cũng như khả năng giải trí không đủ tốt.
2. Không nên chọn một thanh 2GB và hứa hẹn sau này nâng cấp sau. Sau một năm sử dụng, việc tìm kiếm đúng loại bộ nhớ RAM để chạy chế độ kênh đôi là rất rất khó khăn.
Theo Gonews/Vzone
0 nhận xét:
Đăng nhận xét