HDD BÍ KÍP: Những câu "KHẨU QUYẾT" phải nằm lòng về cái ổ đĩa cứng P. A. P. | |
Nguyên tắc bất di bất dịch "cãi lời, chết ráng chịu" thứ nhất là trước khi gắn bất cứ một thiết bị nào vào máy tính, bạn phải đọc kỹ trước tiên toàn bộ các tài liệu hướng dẫn lắp đặt (installation guidelines hay manual) kèm theo. Nếu không có mấy cái "bí kíp" này, bạn nên hỏi kỹ đại lý cách cài đặt hay có thể truy cập vào trang Web của nhà sản xuất thiết bị mà tham khảo. | |
Nguyên tắc sinh tử thứ hai là ổ đĩa cứng đắt thật, nhưng dữ liệu chứa bên trong nó lại là vô giá! | |
Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản mà bạn phải nằm lòng đối với cái ổ đĩa cứng (HDD) giao diện ATA/IDE: | |
- Hầu hết HDD đều đã được nhà sản xuất gắn jumper mặc định ở vị trí Master khi xuất xưởng. | |
- Bộ điều khiển IDE (IDE controller), tức kênh IDE (IDE channel), chỉ thừa nhận hai thiết bị IDE chia nhau một sợi cáp IDE (cáp dữ liệu IDE hay cáp giao diện ATA). | |
- Các mainboard về cơ bản có 2 bộ điều khiển IDE (Primary IDE cho các HDD và Secondary IDE cho các ổ đĩa quang như CD-ROM...). Như vậy, bạn chỉ có thể gắn tối đa 4 thiết bị IDE trong một máy tính. | |
- Khi gắn hai thiết bị IDE bất kỳ nào đó vào cùng một bộ điều khiển IDE, bạn phải chỉnh jumper cho cả hai: một cái ở vị trí Master, còn cái kia ở vị trí Slave. | |
- Luôn luôn cài đặt hệ điều hành trên một HDD có khả năng boot và được jump ở vị trí Master trên một kênh Primary IDE. Nếu gắn một HDD mới vào một bộ điều khiển IDE đang có sẵn một HDD đang sử dụng để chạy hệ điều hành, HDD cũ phải ở vị trí Master, còn cái gã mới nhập cư ở vị trí Slave. Nguyên tắc là ổ có chức năng boot phải là Master. | |
- Nếu hai HDD được gắn ở hai cáp IDE riêng rẽ, cả hai đều phải được jump ở vị trí Master (ổ chạy hệ thống ở Primary IDE, ổ kia ở Secondary IDE). | |
- Nếu có thể nên tránh tình trạng chia nhau một sợi cáp IDE. Đề xuất là gắn một mình HDD "chủ" máy (chạy hệ điều hành) vào cáp Primary IDE. Còn các thiết bị IDE khác gắn vào cáp Secondary IDE. | |
- Khi có hai HDD, cái nào chạy nhanh nhất làm chủ. | |
- Nếu có điều kiện tài chính, nên gắn thêm một HDD thứ hai có dung lượng lớn để làm nơi back up (sao lưu) dữ liệu. HDD bao giờ cũng chạy nhanh hơn bất cứ thiết bị back up nào. Và rất hiếm khi xảy ra tình trạng cả hai HDD cùng chết bất đắc kỳ tử một lúc (trừ phi bị cháy hệ thống). | CÁCH CẦM HDD ĐÚNG: CHỈ CẦM Ở HAI BÊN HÔNG. |
- HDD phải được định dạng (format) và chia vùng (partition) trước khi sử dụng. | |
- Phải back up toàn bộ dữ liệu đang có trên HDD cũ trước khi thay nó bằng một HDD mới. | |
- Nếu thay một HDD mới tinh, tốt hơn cả là nên cài đặt lại hệ thống từ đầu. Sau khi máy chạy ổn định, bạn mới đổ các dữ liệu đã back up sang. | |
- Các mainboard cũ không nhận được các HDD mới có dung lượng lớn. Cần phải tham khảo trước nơi bán. Nếu không thể update BIOS thì chỉ còn có nước hoặc mua một mainboard mới, hoặc tậu thêm một card điều khiển IDE giao diện PCI. | |
- HDD 40GB giao diện EIDE Ultra/ATA 100 phổ biến nhất hiện nay. | |
- Hành xử với HDD giống như với một quả trứng gà. Hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng. Coi "bọc thép" vậy chứ các bộ phận của nó rất nhạy cảm, mong manh. Chớ có tò mò tọc mạch sờ mó vào bảng mạch hay các linh kiện trên đó. Chỉ cầm ở hai bên hông HDD. Khi di chuyển, nên đặt HDD vào trong hộp chèn kỹ. |
Nguyên tắc bất di bất dịch "cãi lời, chết ráng chịu" thứ nhất là trước khi gắn bất cứ một thiết bị nào vào máy tính, bạn phải đọc kỹ trước tiên toàn bộ các tài liệu hướng dẫn lắp đặt (installation guidelines hay manual) kèm theo. Nếu không có mấy cái "bí kíp" này, bạn nên hỏi kỹ đại lý cách cài đặt hay có thể truy cập vào trang Web của nhà sản xuất thiết bị mà tham khảo.
Nguyên tắc sinh tử thứ hai là ổ đĩa cứng đắt thật, nhưng dữ liệu chứa bên trong nó lại là vô giá!
Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản mà bạn phải nằm lòng đối với cái ổ đĩa cứng (HDD) giao diện ATA/IDE:
- Hầu hết HDD đều đã được nhà sản xuất gắn jumper mặc định ở vị trí Master khi xuất xưởng.
- Bộ điều khiển IDE (IDE controller), tức kênh IDE (IDE channel), chỉ thừa nhận hai thiết bị IDE chia nhau một sợi cáp IDE (cáp dữ liệu IDE hay cáp giao diện ATA).
- Các mainboard về cơ bản có 2 bộ điều khiển IDE (Primary IDE cho các HDD và Secondary IDE cho các ổ đĩa quang như CD-ROM...). Như vậy, bạn chỉ có thể gắn tối đa 4 thiết bị IDE trong một máy tính.
- Khi gắn hai thiết bị IDE bất kỳ nào đó vào cùng một bộ điều khiển IDE, bạn phải chỉnh jumper cho cả hai: một cái ở vị trí Master, còn cái kia ở vị trí Slave.
- Luôn luôn cài đặt hệ điều hành trên một HDD có khả năng boot và được jump ở vị trí Master trên một kênh Primary IDE. Nếu gắn một HDD mới vào một bộ điều khiển IDE đang có sẵn một HDD đang sử dụng để chạy hệ điều hành, HDD cũ phải ở vị trí Master, còn cái gã mới nhập cư ở vị trí Slave. Nguyên tắc là ổ có chức năng boot phải là Master.
- Nếu hai HDD được gắn ở hai cáp IDE riêng rẽ, cả hai đều phải được jump ở vị trí Master (ổ chạy hệ thống ở Primary IDE, ổ kia ở Secondary IDE).
- Nếu có thể nên tránh tình trạng chia nhau một sợi cáp IDE. Đề xuất là gắn một mình HDD "chủ" máy (chạy hệ điều hành) vào cáp Primary IDE. Còn các thiết bị IDE khác gắn vào cáp Secondary IDE.
- Khi có hai HDD, cái nào chạy nhanh nhất làm chủ.
- HDD phải được định dạng (format) và chia vùng (partition) trước khi sử dụng.
- Phải back up toàn bộ dữ liệu đang có trên HDD cũ trước khi thay nó bằng một HDD mới.
- Nếu thay một HDD mới tinh, tốt hơn cả là nên cài đặt lại hệ thống từ đầu. Sau khi máy chạy ổn định, bạn mới đổ các dữ liệu đã back up sang.
- Các mainboard cũ không nhận được các HDD mới có dung lượng lớn. Cần phải tham khảo trước nơi bán. Nếu không thể update BIOS thì chỉ còn có nước hoặc mua một mainboard mới, hoặc tậu thêm một card điều khiển IDE giao diện PCI.
- HDD 40GB giao diện EIDE Ultra/ATA 100 phổ biến nhất hiện nay.
- Hành xử với HDD giống như với một quả trứng gà. Hết sức cẩn trọng, nhẹ nhàng. Coi "bọc thép" vậy chứ các bộ phận của nó rất nhạy cảm, mong manh. Chớ có tò mò tọc mạch sờ mó vào bảng mạch hay các linh kiện trên đó. Chỉ cầm ở hai bên hông HDD. Khi di chuyển, nên đặt HDD vào trong hộp chèn kỹ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét